
Nhà tâm lý học người Ba Lan Robert Zajonc nổi tiếng với hiệu ứng phơi nhiễm thuần túy, tìm hiểu về mối liên hệ giữa cảm nhận và tư duy. Vào thế kỷ 20, ông đã thực hiện những thí nghiệm để kiểm chứng về mức độ quen thuộc của con người đối với các sự vật, đối tượng dựa trên tần suất tiếp xúc của họ.
Hiệu ứng phơi nhiễm thuần túy chỉ ra rằng việc chúng ta ưu tiên hoặc thích một điều gì đó càng nhiều tùy thuộc vào việc chúng ta tiếp xúc lặp đi lặp lại với sự kích thích đó.
Hiệu ứng này có khả năng xảy ra cao khi các cá nhân không có thái độ tiêu cực từ trước đối với tác nhân kích thích và có xu hướng mạnh nhất khi người đó không nhận thức được việc những kích thích này đang phơi bày trước họ.
Zajonc đã thảo luận về nghiên cứu của mình khi đưa ra giả thuyết phơi nhiễm thuần túy gợi ý mối quan hệ giữa sự tiếp xúc và hấp dẫn giữa các cá nhân.
Các nghiên cứu chỉ ra rằng mối liên hệ giữa sự gần gũi và tình bạn chỉ ra rằng những người gần gũi cơ thể với nhau có khả năng tiếp xúc nhiều lần, thường trở thành bạn bè. Ngoài ra, nghiên cứu về mối quan hệ chủng tộc chỉ ra rằng tiếp xúc giữa các chủng tộc có thể làm giảm thành kiến, ngay cả khi các yếu tố như bất bình đẳng về địa vị, cạnh tranh và phong tục văn hóa có thể hạn chế ảnh hưởng này.
Một ví dụ thực tế, năm 1969, khi nghiên cứu xếp hạng yêu thích của 200 nhân vật công chúng và 40 cá nhân hư cấu có liên quan chặt chẽ với sự xuất hiện của họ trên các mặt báo. Năm 1975, họ nhận thấy rằng xếp hạng của các tổng thống ở Hoa Kỳ tương quan mật thiết với mức độ tên của họ đã được xuất bản trong các nguồn lưu trữ.
Một thực nghiệm năm 1968 của Zajonc kiểm chứng hiệu ứng phơi nhiễm thuần túy bằng cách cho người tham gia xem những biểu tượng được trình chiếu với tỉ lệ lặp đi lặp lại thất thường. Đó là những khối hình học, chữ tượng hình Trung Quốc, họa phẩm, và những bức hình khuôn mặt chiếu trước mắt họ nhanh đến mức họ không thể nhận thức được hình nào đã được lặp đi lặp lại. Sau đó, kết quả khi được hỏi thích hình nào nhât, họ thường chọn những hình được phơi nhiễm nhiều nhất dù họ không ý thức được điều đó.
Từ đó, nhà tâm lý học đưa ra kết luận rằng sở thích là thứ không mang tính hợp lý vì chúng ta có xu hướng thích những thứ quen thuộc tùy thuộc vào lịch sử phơi nhiễm với chúng chứ không phải từ niềm tin hay thái độ cá nhân.
Zajonc cho rằng sở thích không cần lý do, nghĩa là cảm tình không dựa trên nhận định có lí trí. Điều này có vẻ trái ngược với những gì chúng ta hay hình dung.
Theo simplypsychology
https://tinhte.vn/thread/tam-ly-hoc-xa-hoi-cang-nhin-thu-gi-ban-se-cang-thich-no.3551629/?ta_from_block=home_featured_threads